Game cá cược uy tín - VN86 Club

– Sáng nay 2-12, kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia chính thức diễn ra với 5 nghề đầu tiên thi theo hình thức trực tiếp. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều môn thi sẽ phải dời sang năm 2022.

Các thí sinh Trường cao đẳng Cơ khí nông nghiệp (CAM) tham gia kỳ thi sáng 2-12 – Ảnh: Tổng cục GDNN

5 nghề thi trong đợt 1 bắt đầu từ hôm nay bao gồm công nghệ web; công nghiệp 4.0; quản trị hệ thống mạng công nghệ thông tin; thiết kế đồ họa và phát triển ứng dụng di động.

Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia
Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia

Thí sinh từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước sẽ tham gia kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia bằng hình thức trực tuyến.

Đợt thứ 2 kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 6-12 với 9 nghề thi bằng hình thức trực tuyến và 3 nghề thi trực tiếp bao gồm kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò, kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò.

Những nội dung thi trực tiếp đều được tổ chức tại Hội đồng thi quốc gia số 5 (Trường cao đẳng Than – khoáng sản Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh).

Trước đó, vào tối 30-11, ban tổ chức cho biết hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện diễn ra phức tạp tại một số điểm đăng cai thi theo hình thức trực tiếp, bao gồm Hà Nội, Vĩnh Long và Thái Bình.

Ngoài ra, còn nhiều thí sinh từ các đoàn chưa kịp tiêm đủ liều vắc xin. Vì vậy, ban tổ chức quyết định lùi kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 đối với 21 nghề thi trực tiếp sang năm 2022. Thời gian dự kiến từ 15-4 đến 26-4-2022.

Bên cạnh đó, vẫn giữ nguyên kế hoạch, lịch trình tổ chức kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia năm nay với 11 nghề thi trực tuyến và 3 nghề thi trực tiếp, diễn ra từ 2-12 đến 12-12.

game cá cược uy tín

Theo kế hoạch ban đầu, kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia dự kiến sẽ có 35 nghề, bao gồm 29 nghề chính thức, 6 nghề trình diễn, thu hút khoảng 600 thí sinh tham gia.

Ban tổ chức dự định kỳ thi sẽ chia thành 2 đợt vào tháng 10 và tháng 11-2021 nhưng do diễn biến dịch phức tạp nên phải dời sang tháng 12-2021.

Năm nay, các học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, công ty có độ tuổi dưới 60 đều được đăng ký thay vì giới hạn trong độ tuổi từ 23-25.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết việc mở rộng đối tượng cũng góp phần lan tỏa phong trào rèn nghề, phát triển kỹ năng lao động, tôn vinh kỹ năng nghề trong cộng đồng.

Năm 2020, kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia hoãn đến 4 lần do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh những khó khăn thì điều này cũng giúp cho các thí sinh và nhà trường có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho một kỳ thi quy mô và quan trọng đối với khối giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thị trường lao động nói chung.

Có những nghề lần đầu tiên tổ chức thi như chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, môn thi điều khiển robot… tuy nhiên theo đánh giá của Ban tổ chức, các đội tham gia cũng như các nhà trường đăng cai tổ chức đã chuẩn bị rất chu đáo để cuộc thi diễn ra suôn sẻ, tìm kiếm được những thí sinh tài năng.

Tại Hội đồng thi số 5 (Trường CĐ Công nghệ cao Hà Nội) năm nay có 122 thí sinh dự thi đến từ 28 đoàn dự thi với 10 nghề. Đây cũng là một trong những hội đồng được giao nhiều nghề nhất. Ông Phạm Xuân Khánh, Phó Chủ tịch Hội đồng thi số 5 cho biết, năm nay nhà trường là địa điểm cách ly Covid-19 nên có những ảnh hưởng nhất định nhưng với những nỗ lực, Ban tổ chức đã cố gắng ở mức cao nhất để tổ chức tốt cho kỳ thi. Trong đó, nghề điện tử có số lượng thí sinh đông nhất là 25 thí sinh đến từ các đoàn. Nghề có số lượng thí sinh ít nhất là nghề điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn) với 3 thí sinh.

Theo dõi các bạn trẻ hào hứng trình diễn kỹ năng nghề được học tập, đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mới thấy đào tạo nghề hiện nay đã có những thay đổi quan trọng bắt kịp xu hướng thế giới. Như các đội thi điều khiển robot, thí sinh phải tiếp xúc các vật liệu, thiết bị mới. Trong thời gian thi dài 14 giờ, họ phải hoàn thành kết cấu, lắp đặt và vận hành robot. Đây là một thách thức không đơn giản với các thí sinh đến từ các đội nhưng với những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường, các học viên say sưa tìm hiểu và thử nghiệm, làm đi làm lại đến khi đạt thành tích tốt nhất…

Nhiều nhóm nghề 4.0 như IOT, tự động hóa công nghiệp… đều có bài thi và thời gian thử thách thí sinh như môi trường Kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới. Đây chính là những nỗ lực của Ban tổ chức để kỳ thi tiệm cận với thế giới, không chỉ là thách thức với những người thợ trẻ giỏi nhất mà còn để các trường nghề thay đổi định hướng đào tạo khi các nghề mới ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Ông Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng thi số 2, cho biết: Hội đồng thi số 2 hội tụ 44 thí sinh thi, với 3 môn thi là lễ tân, dịch vụ nhà hàng và nấu ăn với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, từng tham gia kỳ thi tay nghề khu vực và thế giới. Đây cũng là những ngành nghề từng đóng góp nhiều huy chương vàng và chứng chỉ xuất sắc trong các kỳ thi của Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Vì thế, sự chuẩn bị của Hội đồng thi cũng rất nỗ lực khi đã huy động lực lượng gần 400 người phục vụ công tác thi lần này.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng- Bộ LĐTBXH cho rằng: Du lịch được xác định là ngành mũi nhọn, đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ, một quốc gia hay địa phương, trong cơ cấu kinh tế có 3 khu vực (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ thương mại). Dù thời gian gần đây bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng không vì thế mà giảm sức ảnh hưởng của ngành dịch vụ thương mại. Quốc gia nào phát triển được dịch vụ du lịch thì mới phát triển mạnh được. Tương lai, ngành du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn.

“Trong bối cảnh dịch Covid -19 có thể nhân lực du lịch sẽ phân tán, nhưng khi khống chế được dịch bệnh này, nhân lực sẽ được coi trọng đầu tiên. Nhiều quốc gia, ngoại ngữ rất quan trọng. Do đó, chúng ta cần bố trí thời gian, thời lượng cho hợp lý, du lịch của Việt Nam cần ngành đúng nghĩa là ngành mũi nhọn. Chính vì vậy, trong công tác đào tạo, ngoài việc tăng cường kỹ năng, cần phải tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho lao động làm du lịch…”, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhận định.

Để không bị đẩy ra bên lề của thị trường lao động, người lao động và các bạn trẻ phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mới. Thông qua những khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc ngay tại doanh nghiệp, người lao động có thể được trang bị không chỉ kiến thức lý thuyết mà còn được trau dồi những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Những cuộc thi kỹ năng nghề như hiện nay chính là cơ hội để phát triển và tôn vinh lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao, từ đó tạo sức lan tỏa với những người trẻ khác…

Trả lời