Cơ cấu việc làm toàn cầu sẽ có sự chuyển hướng mạnh mẽ, buộc thế hệ trẻ phải được đào tạo từ bây giờ để có thể đón đầu, đáp ứng công việc tương lai.
Theo báo cáo thường niên về việc làm “Future Of Jobs” của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2020, sẽ có thay đổi lớn trong cơ cấu lao động và việc làm trong tương lai.
Dự kiến đến năm 2025, 85 triệu việc làm của người lao động có thể được thay thế bằng máy móc. Trong khi đó, khoảng 97 triệu đầu việc mới có thể xuất hiện phù hợp với người lao động.
Giáo dục trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đón nhận vô vàn thách thức
Những nhóm công việc được đánh giá sẽ phát triển trong tương lai bao gồm nhóm ngành liên quan đến công nghệ, số hóa, big data, thương mại điện tử, sức khỏe…
Đặc biệt, từ đại dịch COVID-19 đã đánh dấu bước chuyển dịch từ làm việc tại chỗ (trực tiếp) sang làm việc từ xa (trực tuyến). Đây cũng là hình thức sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai với sự hỗ trợ mạnh mẽ của bước tiến công nghệ.
Các chuyên gia WEF nhận định, tất cả những thay đổi đó đòi hỏi người lao động hiện tại cần học lại, nâng cao các kỹ năng cũ; đồng thời cập nhật những kỹ năng mới để không bị tụt hậu và thay thế.
Mặt khác, để đáp ứng được tiêu chuẩn và phù hợp với nhu cầu việc làm trong tương lai, từ hiện tại, trẻ em cần được đào tạo những nền tảng kiến thức, kỹ năng chuẩn bị sẵn sàng đón đầu xu hướng công việc mới.
Bởi lẽ, nhóm trẻ từ 3-15 tuổi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những thay đổi mới này. Đây là nhóm dân số vàng, nguồn lao động chính của xã hội trong 5-20 năm tới, làm những công việc hiện chưa xuất hiện.
Xu hướng giáo dục mới đáp ứng xu thế phát triển của thế giới
Các kỹ năng thiết yếu để thích ứng tốt với những yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai được các chuyên gia việc làm đề ra bao gồm: kiến thức công nghệ, kỹ năng làm việc nhóm và trí tuệ cảm xúc (EQ). Chính thay đổi của giáo dục sẽ đặt nền tảng năng lực cho trẻ đáp ứng cho nhu cầu lao động trong 10-20 năm tới.